Trang chủ - game bài đổi thuong

Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả: Đào tạo hướng về cộng đồng xã hội

Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai bên, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Đèo Cả đã thống nhất thành lập Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả. Phóng viên Báo điện tử Đại biểu Nhân dân đã phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Xuân Phương - Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. UTH trích đăng bài viết của phóng viên Lâm Anh.

“Viện sẽ dần trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ về giao thông vận tải có uy tín ở trong nước và khu vực”, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương - Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh khẳng định.

Tận dụng thế mạnh của hai bên

- Xin ông chia sẻ về mô hình và giá trị thực tiễn của Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả khi đi vào hoạt động?

Để hiện thực hóa sự hợp tác giữa Tập đoàn Đèo Cả và Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, hai bên đã thống nhất thành lập Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả, trực thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.

PGS.TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh 

Đây là đơn vị đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn trong lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc... Việc thành lập Viện là sự tiên phong của Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Đèo Cả trong việc cụ thể hóa hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học, nhằm tận dụng thế mạnh của cả hai bên.

Chúng tôi kỳ vọng Viện sẽ dần trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ về giao thông vận tải có uy tín ở trong nước và khu vực. Việc thành lập Viện sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường và chuyển giao công nghệ trong tương lai, đặc biệt là đón đầu xu thế xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc ở Việt Nam, các công nghệ mới trong lĩnh vực giao thông vận tải...

- Chúng ta thấy được hiệu quả của một số viện của các doanh nghiệp lớn trên thế giới như Land Rover trong Đại học Warwick, hay Astra Zeneca đặt Trung tâm tại Đại học Oxford. Mô hình của Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả có sự tương đồng nào khi theo xu hướng thành công của thế giới, thưa ông?

Trên thế giới, mô hình này giảm rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp khi đầu tư, phát triển sản phẩm, công nghệ mới. Cụ thể, khi nghiên cứu nếu sản phẩm, công nghệ không thành công thì sẽ được các trường đại học tiếp nhận thành công cụ nghiên cứu, thực hành. Hơn nữa, việc đầu tư này sẽ được Chính phủ các nước xem là khoản đầu tư giáo dục, nên doanh nghiệp sẽ được giảm thuế.

Tại Việt Nam, sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục - doanh nghiệp - Chính phủ đang ngày càng đòi hỏi phải có những mô hình nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả là mô hình nghiên cứu, đào tạo theo địa chỉ doanh nghiệp, mang ý nghĩa giáo dục và hướng về cộng đồng, về xã hội.

Mô hình này vừa mang tính tất yếu, vừa mang tính khả thi cao trong việc đáp ứng lao động cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực nghiên cứu trong Nhà trường và đẩy mạnh sản xuất doanh nghiệp theo hướng cải tiến theo nhu cầu. Nhà trường có sẵn đội ngũ trí thức được đào tạo một cách bài bản, có đủ năng lực để tiếp nhận chuyển giao những công nghệ mới tiên tiến, từ đó triển khai áp dụng cho doanh nghiệp.

Đóng góp cho sự phát triển của ngành giao thông và đất nước

- Từ những kỳ vọng đó, khi Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh bắt tay với Tập đoàn Đèo Cả sẽ có những thuận lợi gì khi thành lập Viện, thưa ông?

Trước nhu cầu của thực tiễn xã hội, với truyền thống trên 35 năm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành giao thông vận tải, Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh có đội ngũ chuyên gia trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, có mạng lưới hợp tác rộng rãi trong và ngoài nước, cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư.

Tập đoàn Đèo Cả tham gia "Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2022” tổ chức tại Đại học Giao thông vận tải TP.HCM

Tập đoàn Đèo Cả có lịch sử hình thành và phát triển hơn 38 năm, là một trong những nhà đầu tư hạ tầng giao thông hàng đầu trong nước và vươn tầm quốc tế, gồm có 20 công ty thành viên với hơn 6.000 lao động. Đèo Cả có nhiều thế mạnh kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động: Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông; Tổng thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị; Quản lý vận hành công trình giao thông;…

Nhà trường thông qua Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả sẽ huy động được đội ngũ trí thức là các thành viên hội đồng cố vấn và các cán bộ có trình độ của Tập đoàn Đèo Cả gia nhập đội ngũ Giảng viên của mình. Nhờ đó chất lượng đào tạo sẽ tăng lên rất nhiều.

Bên cạnh đó, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn trong lĩnh vực giao thông vận tải của Trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện của Bộ Giao thông vận tải. Đây là tiền đề và thuận lợi cho các hoạt động của Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả trong thời gian tới.

Vì vậy, hợp tác giữa Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Đèo Cả trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải là rất cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, đóng góp cho sự phát triển của cả hai bên cũng như ngành giao thông vận tải và đất nước.

Hoạt động của Viện Nghiên cứu - Đào tạo Đèo Cả sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ chính gồm: Đào tạo; Nghiên cứu khoa học; Ứng dụng và chuyển giao công nghệ; Tư vấn và thực hiện dự án.

- Xin cảm ơn ông!

Lâm Anh thực hiện

Quay lại

Các tin đã đưa