Trang chủ - game bài đổi thuong

Tọa đàm ‘Sinh viên genZ tự tin hòa mình vào mạng xã hội’: kiến thức bổ ích giúp sinh viên UTH thích nghi trong thời đại 4.0

Nhằm giúp sinh viên có những kỹ năng sử dụng mạng xã hội hiệu quả, an toàn về mặt pháp lý và có ích trong học tập, nghiên cứu khoa học và cuộc sống, báo Pháp Luật TP.HCM và Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình tọa đàm “Sinh viên genZ tự tin hòa mình vào mạng xã hội” vào ngày 11/6/2024. Tham dự buổi tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM; ông Đinh Đức Thọ, Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM cùng giảng viên và hơn 300 sinh viên Trường. 

Việc sử dụng mạng xã hội là xu thế tất yếu để hội nhập toàn cầu

Gen Z vốn là thế hệ trẻ năng động, khôn khéo, được sinh ra trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ. Việc sử dụng mạng xã hội là xu thế tất yếu để hội nhập toàn cầu, song bên cạnh đó cũng là con dao hai lưỡi nếu như các bạn trẻ không biết cách sử dụng và khai thác đúng cách.

Ông Đinh Đức Thọ, Phó Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM cùng các đơn vị, sinh viên UTH tham dự tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, sinh viên UTH là tài sản quý giá của Nhà trường. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện thông qua việc tập trung đầu tư cơ sở vật chất, môi trường học tập năng động cho sinh viên và luôn định hướng sinh viên sử dụng mạng xã hội hiệu quả.

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng: "Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện" 

Mở đầu buổi tọa đàm, nhà báo Đỗ Thiện, Trưởng ban Media báo Pháp luật TP.HCM thông qua tham luận “Sinh viên GenZ trước những cơ hội và thách thức trong thời đại mạng xã hội bùng nổ: Bức tranh truyền thông hiện nay và những kỹ năng cơ bản với sinh viên” đã giới thiệu sinh viên UTH các khái niệm “Hate speech” (phát ngôn thù hận); “Cyber-bullying” (bắt nạt trên mạng); “Fake news” (tin giả); “Misinformation" hoặc “Disinformation“ (Thông tin sai lệch do vô tình hoặc do cố ý tạo ra). Thông qua đó, sinh viên cần sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện để phân tích và đánh giá độ tin cậy của tin tức và thông tin, hiểu được sự khác biệt giữa sự kiện/sự thật, ý kiến/quan điểm ​​và khẳng định/quả quyết trên các phương tiện truyền thông.

Nhà báo Đỗ Thiện trình bày tham luận

Nhà báo Thanh Tùng, Thư ký toàn soạn, Trưởng ban Kinh tế - Đô thị, báo Pháp Luật TP.HCM cũng chia sẻ “Những kiến thức pháp luật “bỏ túi” dành cho GenZ để sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả, tránh những rủi ro về hậu quả pháp lý đáng tiếc”. Nhiều bạn trẻ ngày nay đang thiếu hiểu biết về hành lang pháp lý khi sử dụng mạng xã hội. Nhà báo đưa ra một số khái niệm quan trọng trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, trong đó hành lang pháp lí phát ngôn trên nền tảng số, giới hạn của việc tham gia tương tác trên mạng xã hội. Sinh viên cần phải nắm các nguyên tắc: Cá nhân có quyền phát ngôn liên quan các vấn đề của cuộc sống nhưng phải biết tự chọn lọc; Tránh viết bài, bình luận với những vấn đề nhạy cảm như phân biệt chủng tộc, liên quan đến tôn giáo; Tránh phát tán thông tin, bình phẩm các thông tin liên quan đến số đông như bạo động, biểu tình, dịch bệnh; Tránh tuyên truyền tham gia bình luận vào các thông tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ; Không bình luận, tương tác với các thông tin xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Nhà báo Thanh Tùng trình bày chủ đề liên quan đến pháp lí khi dùng MXH

Sinh viên cần phải có những kiến thức nhất định về pháp luật nói chung và pháp luật về không gian mạng nói riêng

Tại tọa đàm, sinh viên Nguyễn Anh Quân hỏi: "Trong các bài viết trên các diễn đàn Trường có những bình luận tiêu cực về thầy cô thì có vi phạm gì không?". Trả lời câu hỏi này, nhà báo Thanh Tùng cho rằng, việc nói xấu giảng viên là không tránh khỏi, việc có xử lý được hay không tùy theo mức độ của những bình luận đó. Nếu thực sự việc nói xấu làm ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, bản thân giảng viên thì giảng viên đó cần thu thập lại chứng cứ như chụp màn hình các bình luận... và liên hệ cơ quan có chức năng để yêu cầu vào cuộc và xử lý theo quy định. 

Nhà báo Đỗ Thiện cũng góp ý thêm, không chỉ sinh viên xúc phạm giảng viên mà ngược lại, nếu sinh viên bị giảng viên xúc phạm, làm ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm cũng hoàn toàn được xử lý theo pháp luật. Bởi mọi cá nhân đều được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm.

Trả lời cho câu hỏi: "Em có người bạn bị người trên mạng dùng ảnh nóng, nhạy cảm để tống tiền, vậy cần phải làm gì và xử lý như thế nào?", nhà báo Thanh Tùng cho rằng có hai dạng sử dụng ảnh nóng trên mạng, một là bị ghép để tung lên; hai là là bị tung ảnh nóng của người đó nhằm cưỡng đoạt tài sản, làm nhục...Người tung ảnh nóng trong cả hai tình huống nêu trên đều là vi phạm pháp luật. Do đó, đầu tiên nạn nhân cần thu thập chứng cứ như chụp màn hình, trích video để lưu trữ và thông báo, tố cáo với công an nơi cư trú để được tiếp nhận giải quyết. Tùy vào mức độ vi phạm, các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp. Nhà báo Đỗ Thiện cũng nêu thực tế rằng hiện nay có tình trạng phổ biến là sử dụng công nghệ ghép hình vào cảnh nóng, thông tin tiêu cực… rồi đi phát tán. Và đặc biệt là hiện nay xuất hiện nhiều ứng dụng để thu thập hình ảnh, thông tin cá nhân. Sinh viên cần thận trọng khi dùng mạng xã hội. 

Sinh viên quan tâm và đặt nhiều câu hỏi liên quan việc sử dụng mạng xã hội

Sinh viên UTH thích thú với chủ đề của tọa đàm

Các chuyên gia cũng gửi gắm thông điệp, muốn bảo vệ chính mình cũng như mọi người khi tham gia mạng xã hội, đòi hỏi người dùng cần phải có những kiến thức nhất định về pháp luật nói chung và pháp luật về không gian mạng nói riêng. Thông qua buổi tọa đàm, sinh viên UTH có thêm kiến thức, kĩ năng để xử lý các thông tin xấu, tin giả độc hại gây ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của mình. Cộng đồng mạng như một xã hội chung, mỗi bạn trẻ khi tham gia cần có trách nhiệm với chính mình và bạn bè xung quanh. Với việc ứng xử có văn hóa trên cộng đồng mạng là sinh viên UTH đã cùng nhau góp phần xây dựng một môi trường UTH văn minh, hội nhập.

Quay lại

Các tin đã đưa