Trang chủ - game bài đổi thuong

Nhân lực cho nhóm ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ hết “hot”

Công nghệ thông tin có mặt ở khắp nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đã san bằng khoảng cách, tác động tích cực tới kiến thức, kỹ năng của con người và biến thế giới thành một thế giới phẳng. CNTT tạo ra sự liên kết không giới hạn về không gian và thời gian. 

Vì sao công nghệ thông tin luôn “hot”?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được tạo nên từ những tiến bộ trong công nghệ dựa trên ba lĩnh vực chính: kỹ thuật số, vật lý và công nghệ sinh học. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số là: Trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật  (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), Đây được coi là những nền tảng cơ bản nhất để tạo nên một mạng lưới tiềm năng có khả năng kết nối hàng tỷ người trên thế giới và cải thiện sự phát triển của xã hội.

Sự liên kết bền chặt giữa ba lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý và công nghệ sinh học sẽ làm nhiều ngành nghề cũ mất đi và thay vào đó là cơ hội cho sự phát triển của những ngành nghề mới. Đặc biệt liên quan tới sự tương tác giữa con người và máy móc đã và đang đặt nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của nhóm ngành công nghệ thông tin. Do đó đây sẽ là ngành học cực kỳ phù hợp với xu thế của thị trường.

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó nêu rõ định hướng phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Trong báo cáo tình hình việc làm của sinh viên giai đoạn 2018-2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các lĩnh vực được thí sinh ưa chuộng nhất như Kinh doanh và Quản lý, Máy tính và Công nghệ thông tin trong ba mùa tuyển sinh gần đây đều trong top 10 về tỷ lệ sinh viên có việc làm, lần lượt 92,2 và 93,5%. 

Ngành CNTT đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ cũng như của các tập đoàn công nghệ nước ngoài. ngay từ đầu năm 2021, Viettel, VNPT, Vingroup, Bkav… cũng liên tục tuyển nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực công nghệ mới về AI, big data, máy học, cloud…, nhưng số lượng đáp ứng được nhu cầu rất khiêm tốn.

Dự báo từ năm 2022-2024, Việt Nam vẫn thiếu 150.000-195.000 lập trình viên/kỹ sư hàng năm. Khoảng cách này dự kiến còn cao cho đến năm 2024 khi nhu cầu lên tới 800.000 lập trình viên, theo Vietnam Report.

UTH đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Khoa CNTT của UTH đã xây dựng chiến lược, kế hoạch để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của Trường và nhiệm vụ của Khoa. Đội ngũ giảng viên Khoa CNTT được quy hoạch, tuyển dụng đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH và các hoạt động phục vụ cộng đồng. Đội ngũ giảng viên của Khoa có đủ năng lực chuyên môn, tích cực tham gia NCKH khác nhau và áp dụng thành quả nghiên cứu vào thực tế.

Các doanh nghiệp và tập đoàn lớn tại Việt Nam đã đặt vấn đề hợp tác và ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển công nghệ, hợp tác đào tạo, tuyển dụng sinh viên UTH. Mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp là một trong những chiến lược quan trọng trong việc phát triển giáo dục tại Việt Nam.

Doanh nghiệp hàng đầu về IT hợp tác và tuyển dụng tại UTH

Chương trình được kiểm định chất lượng tạo nên uy tín của UTH

Khác biệt của sinh viên Khoa Công nghệ thông tin UTH

Sinh viên khoa CNTT được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin,... Các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin.

Đặc biệt, tại UTH, sinh viên còn được trang bị những kiến thức CNTT ứng dụng trong lĩnh vực Giao thông vận tải như Hệ thống giao thông thông minh (ITS- Intelligent Transport System), CNTT trong Logistics, Data mining, Machine learning, Deep learning, Blockchain… Cũng như chương trình đào tạo công nghệ thông tin ở các trường khác, chương trình đào tạo CNTT ở trường ĐH GTVT TPHCM được thiết kế theo hướng có tính đặc thù cho ngành giao thông. Trong đó chương trình đào tạo được bổ sung thêm một số môn có giao thoa với các ngành khác trong trường như ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giao thông vận tải, hệ thống giao thông thông minh, hay mô phỏng giao thông. Các đề tài thực tập hay luận văn cũng được giảng viên ra có bản sắc của ngành giao thông, như ứng dụng thị giác máy tính trong viêc nhận dạng xe, đếm xe, khai thác dữ liệu hành trình từ hộp đen… Điều này giúp cho sinh viên thêm cơ hội việc làm, ngoài làm cho các công ty chuyên về phần mềm, mạng máy tính, bảo mật,… thì còn có thể đảm nhận các vị trí IT của các cơ quan, tổ chức, hay doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải hay logistics.

Cán bộ, giảng viên và sinh viên của khoa đều có các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, có các công trình nghiên cứu được công bố trên các hội nghị, hội thảo và các tạp chí trong và ngoài nước. Sinh viên của khoa luôn đạt thành tích cao trong các hội thi như: Hội thi tay nghề giỏi ngành Giao thông vận tải, Hội thi tay nghề thế giới, Hội thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam, cuộc thi Sáng tạo Robot, …Sinh viên UTH tham gia các đấu trường học thuật trên thế giới và đem vinh danh về cho đất nước. 

Sinh viên UTH thường xuyên đạt rất nhiều giải thưởng trên các đấu trường quốc tế

Sinh viên khoa CNTT thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham quan, thực tập ở các doanh nghiệp có liên quan đến nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Nhiều sinh viên được doanh nghiệp đánh giá xuất sắc và được nhận lương và thưởng thường xuyên trong thời gian thực tập. UTH tự hào vì có rất nhiều sinh viên khoa CNTT ra trường và giữ vị trí rất cao trong các tập đoàn, công ty nổi tiếng về IT.

Sinh viên thường được trải nghiệm tại các công ty và tập đoàn lớn

 

Quay lại

Các tin đã đưa